Hảy thử ngây ngô hỏi một câu rằng: "trên đời này điều gì quan trọng nhất?". Tất nhiên mình sẽ trả lời là gia đình. Câu trả lời của mình chính là chân lý nếu ai ai cũng mang nặng ý nghĩa của gia đình. Thế nhưng ngoài gia đình, ngoài kia là cuộc sống. Ở đó nhiều hơn hết là tình cảm giửa con người với nhau. Gia đình sẽ là tất cả nhưng chỉ đứng nhìn. Và lúc này mình bước tiếp.
chay hinh anh
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015
3:50 16/062015
Cứ thế là ngày cũng dần trôi qua hết. Nổi dằn vặt cứ phát triển mạnh hơn. Cũng như mọi ngày mình lại tìm thật nhiều ý tưởng thay cho nổi buồn nổi sợ lấn áp mình. Mình cố tập cảm nhận, chấp nhận để tiến tới. Thời gian thì trôi nhanh. Mình vần chưa nhìn thấy gì hết.
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015
7:26 10/6/2015
Hôm nay ngồi làm gì đây. Chờ bình luận, tìm ý tưởng, nghĩ về bạn bè, học hỏi... quá nhiều. Mình đang cố trật tự lại suy nghĩ. Mà hình như ngày nào cũng như vậy. Mình đang trốn tránh. Trốn tránh chính bản thân chứ không thứ gì hết.
Mình nghĩ về những ngày đã qua, cụ thể là nhưng năm tháng đi học, đi làm... Những ngày tháng đơn độc. Bao giờ cũng vậy, mình cũng chỉ có 1 mình cả về quan hệ lẩn tâm hồn. Có một thứ mình không bao giờ vượt qua được, nó trải dài trên ngày tháng mình đi qua. Mình không thể nói vì nổi sợ. Nổi sợ này càng lúc càng lớn. Kéo theo niềm tin, sức khỏe lẩn tinh thần đi xuống. Lan ra khắp nơi trên mọi người, mọi việc và mọi vật. Mổi ngày khi thức dậy, mình không muốn bước ra khỏi giường. Tất cả là vì mình dường như lẽ loi và không thuộc về thế giới này. Đáng ra mình không nên được sinh ra. Cứ như vậy mình biết rằng không còn gì có thể giúp được mình. Rồi thời gian sẽ lật mặt mình. Mình không dám nghỉ đến. Có cố nói, cố làm, cố giử rồi cũng như vậy. Đau lòng, rồi sao chứ. Cũng vẩn phải sống để chờ đợi...
Mình chờ đợi cái gì vô hình. Chắc là thứ đạp đổ đi tâm tư của mình.
Mình nghĩ về những ngày đã qua, cụ thể là nhưng năm tháng đi học, đi làm... Những ngày tháng đơn độc. Bao giờ cũng vậy, mình cũng chỉ có 1 mình cả về quan hệ lẩn tâm hồn. Có một thứ mình không bao giờ vượt qua được, nó trải dài trên ngày tháng mình đi qua. Mình không thể nói vì nổi sợ. Nổi sợ này càng lúc càng lớn. Kéo theo niềm tin, sức khỏe lẩn tinh thần đi xuống. Lan ra khắp nơi trên mọi người, mọi việc và mọi vật. Mổi ngày khi thức dậy, mình không muốn bước ra khỏi giường. Tất cả là vì mình dường như lẽ loi và không thuộc về thế giới này. Đáng ra mình không nên được sinh ra. Cứ như vậy mình biết rằng không còn gì có thể giúp được mình. Rồi thời gian sẽ lật mặt mình. Mình không dám nghỉ đến. Có cố nói, cố làm, cố giử rồi cũng như vậy. Đau lòng, rồi sao chứ. Cũng vẩn phải sống để chờ đợi...
Mình chờ đợi cái gì vô hình. Chắc là thứ đạp đổ đi tâm tư của mình.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
KINH NGHIỆM VẼ MẠCH IN BẰNG TAY
KINH NGHIỆM VẼ MẠCH
IN BẰNG TAY
Giới thiệu: mình bắt đầu biết tới mạch in từ mạng, mình sẽ giới thiệu
nhưng kinh nghiệm để vẽ mạch điện bằng tay chính xác nhất mà mình có thể. Mong
là sẽ giúp ích một phần nào đó khi không được tiếp cận với kỷ thuật in mạch cần
nhiều kiến thức cũng như điều kiện thực hành, hoặc trong những trường hợp hi hữu
khác hii.
Dụng cụ mình cần:
+ Viết dạ
+ Thước nhựa trong
+ Phíp đồng
+ Dao cắt mạch
+ Sắt ăn mòn
+ Khoan tay, mủi khoan 0,8mm
Riêng mình cần thêm:
+ Keo 2 mặt
+ Boad text đục sẳn lổ
+ Tăm tre
+ Cước chùi xoong, loại màu xanh nhám
Thiết kế và mô phỏng đường mạch:
đây là công việc chủ động nhất khi làm mạch. Mình sẽ làm mạch hiển thị chử ra
màn hình dùng ic AT89C51.
Sau khi có sơ đồ nguyên lý mình
dùng giấy kẽ caro để thể hiện mạch in và linh kiện. Cách làm này sẽ đảm bảo
linh kiện bố trí trên mạch hợp lý nhất. Đa số các loại linh kiện phổ thông đều
có khoảng cách chân gần giống nhau, khoãng 1inch, tương ứng với 1 điểm lổ (khoảng
cách lổ). Ví dụ điện trở trong mạch của mình là 3 inch, 4 điểm lổ, 1inch với 2
điểm lổ. Thạch anh 3 điểm lổ. 7805 3 điểm lổ. Biến trở 3 điểm ngang và 3 điểm dọc.
Ic 20 điểm ngang và 7 điểm dọc... Khi mô phỏng ic ở mạch dưới cần lật ngửa ic rồi
xác định chân. Ví dụ chân 1 và 20 sẽ thành chân 40 và 21. Khi xác định chân như
thế mình sẽ giảm được kích thước mạch trở nên gọn gàng nhất. Trước kia mình
không biết cứ đo trực tiếp lên phíp. Làm xong hết ham. rồi sao đó là tạo rập bằng
giấy rồi dùng kim đâm định vị xuống phíp. Cái này đẹp chút xíu. Tiếp tục làm
mình có được bản vẽ thế này:
Đánh dấu xong mình sẽ đến công đoạn
vận động ly kỳ hơn. Dùng cái phíp đã đánh dấu đó mình đo lấy kích thước phíp đồng
cẩn dùng. Ở đây mình cần dư nhìu để bắt lổ vít. Cắt phíp ra mình chưa cần phải
xữ lý bề mặt vội. Dùng keo 2 mặt ép chặt mặt đồng của phíp vào phíp khoan lổ sẳn
sau đó khoan lổ đã đánh dấu. Đừng ngại khoan lổ trước thì mực viết dạ sẽ chui
vào lổ khoan hay gây khó khăn khi vẽ mạch, mình có cách xử lý sự kiện này hi.
Thực tế khi mình dùng cách này sẽ đảm bảo vị trí các linh kiện chính xác theo bản
vẽ, vẽ mạch in sẽ dể hơn. Và nhất là khi khoan mạch mà mủi khoan “không còn như
ngày hôm qua”, không có dàn khoan hay đơn giản là tay run run. Xong rồi nhé:
Mạch đã khoan đem xử lý được rồi,
hả dạ rồi nhé hii. Lấy cái cạnh gì đó không sắc cà nhẳn các cạnh đồng nhô lên
cho nó phẳng xuống cho dể vẽ và đẹp hơn. Riêng mình không muốn giử lại phần đồng
quá lớn ở 2 bên nên dùng keo trong 2 mặt dán lên rồi rửa bỏ nó:
Đối với mình công đoạn vẽ mạch rất
thú vị. Mỹ thuật năm cuối mình được 9,7 điểm, cao nhất khối đó. Mạch này mình vẽ
nửa ngày. Có một lời khuyên đáng giá khi vẽ sai là dùng tăm tre để xóa thay cho
các biện pháp cứu chửa khác nhé. Mình cứ ngở tăm tre là “thần vật” trời ban cho
nhân lại vậy. Nó tỏ ra quá hửu hiệu khi xóa mực viết dạ, xóa sạch mà không làm
hỏng phíp đồng hay nhây ra. Và nhất là khi vẽ mạch cho các linh kiện dán. Ví dụ
như điện trở, cứ vẽ một đường mạch, xác định vị trí, tăm tre lết ngang là có
cái đường đứt đặt điện trở vào rồi. Đây là modul cảm biến mini của mình dưới sự
trợ phù hộ của tăm tre thần thánh:
Mạch mình vẽ xong rồi đó, giờ đem
đi hơ lửa. Làm khô mực cũng là “hành vi” qua trọng không kém. Để sắt không ăn
mòn vào tận đồng thì phải hong cho mực thật khô, khô như chết luôn ấy hii. Để
hong chất lượng mình bật bếp ga lửa nhỏ, để cách xa cở 1 gang tay. Mình từng hơ
cháy 1 lần. Rồi hơ như nướng khô mực ( sao cảm thấy có một niềm trống vắng sao ấy
hiii). Mình thường hay đếm từ 1 đến 100 nếu không không kiên nhẩn nổi:
Giờ chạy đi rửa thôi. Tèn ten rửa
xong rồi mình xử lý cho đẹp troai ra cái. Có một điều sai lầm kinh khủng mình
đã mắc phải là quá tin vào acetone. Acetone làm tan mực và chảy vào trong các lổ,
ngấm vào phíp. Làm cái phíp trông xấu lắm, khi hàn mực nó còn tràn ra nửa. Còn
giấy nhám mịn cũng rất hay nhưng mình ngại nó mài mòn mạch. Sau tất cả mình tin
dùng cước chùi xoong màu xanh nhám, em ấy đánh sạch mực, làm mạch sáng trưng mà
không làm mòn đồng. Giờ có thể rửa lại bằng acetone rồi. Xong xuôi giờ chỉ việc
phủ nhựa thông lỏng lên là đem cất được rồi. Thành phẩm của mình đây:
Đừng quan tâm nhản nhé hiii. Nhựa
thông lỏng mình lấy nhựa thông pha với acetone, đơn giản khỏi phải mua sắm. 1 lọ
nhỏ dùng cũng lâu lắm.
Vì những lý do “tuồi trẻ” mình chỉ
tốt nghiệp lớp 10. Nếu được làm lại mình sẽ học hết phổ thông, lên đại học để
cùng chỉa sẽ nhửng kiến thức to bự hơn. Có gì sai sót trong văn nói hoặc các
sai lầm phương pháp đã trình bày mong
các anh chị, tiền bối bỏ qua hoặc chỉ bảo thêm!
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
NGHỆ THUẬT NÉM PHI TIÊU
NGHỆ THUẬT NÉM PHI TIÊU
Lời nói đầu: đây là một sản phẩm trí tuệ, một môn nghệ
thuật, giúp rèn luyện đạo đức, thể chất, tinh thần, chứ không phải là cách để
thể hiện hoặc cho các mục đích phi đạo đức.
Mình rất thích xem phim kiếm hiệp.
Các màn đấu vỏ, các động tác, chi tiết đều làm mình thích thú. Nhất là các màn
ném tiêu rất điêu luyện. Nghe thì cứ như là kỷ sảo điện ảnh. Thế nhưng nghệ
thuật ném tiêu là thật mà còn phát triển trong giới vỏ sỉ đạo.
Thuật ném phi tiêu của Nhật Bản.
Khó có thể nói chính xác thời điểm xuất hiện thuật ném phi tiêu ở Nhật Bản.
Thời xa xưa phụ nử Nhật, đã biết cách sử dụng dao ngắn (Kaiken) và trâm cài tóc
(Kazashi). Dao và trâm thường có độ dài từ 8-9cm và trong tầm gần, đều có thể
dùng để ném ra như phi tiêu. Kích thước nhỏ bé dể cất dấu, thường tẩm độc, khi hữu sự trở nên vô cùng
nguy hiểm.
Thuật ném tiêu không xa lạ gì với
các vỏ sĩ đạo thời trước. Vào triều đại Edo cách đây 160 năm, trong hạt Myyagi
có một võ sỉ đạo nổi tiếng với nghệ thuật sử dụng phi tiêu. Ông cất giấu khéo
léo, ra tay vô cùng bất ngờ và chính xác.
Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu
(shuriken: phi tiêu, jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng mủi dao nhọn
dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát triển của đoản kiếm (Tanto) và cuối cùng là sự
trở lại của phi tiêu. Có thể đoản kiếm không được ưa chuộng vì nó đắt tiền
không tiện để ném. Không mang nhiều như phi tiêu.
Hiện nay chỉ còn khoảng 10 người
biêt sử dụng phi tiêu ở Nhật Bản. Trong số đó có ông Isamu Maoda, một cao thủ
nhu đạo, đã luyện thuật ném tiêu trong thế chiến thứ 2.
Hiện nay ở Nhật Bản có 3 trường
phái sử dụng phi tiêu được biết đến nhiều nhất là: Neghisi-ryu, Shirai-ryu và
Chisin-ryu. Trường Neghisi sử dụng tiêu dai 22cm có 6 cạnh bén với chum tua
phía sao để ổn định hướng đi.Về hai trường còn lại vẩn chưa có tài liệu ghi đầy
đủ.
Căn cứ vào hình dạng chúng ta có
khoãng 20 loại tiêu. Nhọn 1 đầu, 2 đầu, dài ngắn khác nhau. Dù mạng hình dáng
thế nào tiêu cũng đòi hỏi: nhỏ gọn, dể mang theo, khi ném khó thấy để tránh.
Không còn là huyền thoại mà giờ nó trở nên phổ biến bởi có nhìu người thích thú muốn trải nghiệm cảm giác này:
Mười điều cần lưu ý trong thuật ném tiêu:
1.
Yếu tố thời gian, tâm lý, thể chất, hình dáng, trọng
lượng tiêu, hình dạng tiêu và cả mục đích nhắm ảnh hưởng rất lớn trong luyện
tập. Một thoáng lo lắng, bất ổn, mủi tiêu không thíc hợp, phản ứng rối loạn
cũng làm hỏng cú ném. Đây là lổi mà mình không thể tập được do thể chất và tâm
lý không ổn định.
2.
Có rất nhiều cách ném tiêu nhưng chủ yếu là do tâm sinh
ra.
3.
Bất ngờ luôn là điều kiện để xác định trình độ ném. Hảy
tưởng tượng tư thế của bạn như 1 làn sương mù trên mặt đất, dần lan tỏa khắp
nơi, bao trùm mỏi cảnh vật.
4.
Khi ném tinh thần phải như que tre mềm dịu trỉu nặng
tuyết. Lúc quá tải nó bật về vị trí đầu, hất tung cụm tuyết. Chậm rải nhưng
chắn chắn.
5.
Lúc tiêu rời khỏi tay như con chim vụt bay, nhẹ nhàng.
6.
Sức mạnh của tiêu phụ thuộc vào lực cơ hông. Tất cả
phải được phối hợp nhịp nhàng từ chân đến cánh tay.
7.
Một bí quyết để ném nhanh mạnh là ở hơi thở. Hít một
hơi sâu, vừa đủ. Đừng cố nén khí làm cơ thể xáo động.
8.
Giử cho tinh thần luôn vững chải. Nhìn bằng cặp mắt
trầm tỉnh, như xuyên thấu, bao la. Đây là lời khuyên của một kiếm sư nổi tiếng:
“Khi đứng trước một đối thủ có cái nhìn bình thản như không có bạn trước mặt,
như xuyên thấu qua bạn, tốt hơn hết là bạn hảy buông gươm”.
9.
Nếu lọt vào tình thế đối đầu. Dù có tin vào tài nghệ
đến đâu. Cần phải giử khoãng cách. Không để đối thủ đến quá gần, thoát khỏi tầm
ném. Trong kỷ thuật ném phi tiêu còn chú trọng đến cặp mắt của đối thủ để phán
đoán tình huống xảy ra. Người Nhật goi là Kanime (mắt cua).
10.
Sự bình thản hảy như mặt hồ phản chiếu ánh trăng. Một
hòn đá ném xuống là sao động ánh trăng, nhưng rồi lại ánh trăng lại in bong trên
mặt hồ tỉnh lặng. Sự quá bận tâm về động tác làm phản ứng của bạn vụng về.
Kỷ thuật
Luôn giử cổ tay thật thẳng. Quật cổ
tay sẽ làm tiêu quay quá đà. Kỷ thuật sẽ phải thay đổi tùy theo khoảng cách đến
đích. Khi ném ra phải tính toán đúng số vòng để mủi tiêu đến được đích. Ở gần
tiêu sẽ xoay nửa vòng, mủi tiêu ló ra ngoài. Ở xa tiêu sẽ xoay 1 hay nhiều
vòng, mủi tiêu cầm hướng vào trong cổ tay.
Lần đầu tập luyện, nên đứng gần
đích ném khoảng vài mét. Cầm mủi tiêu ló ra ngón tay, bỏ chân tới rộng. Nếu
thuận tay phải thì bỏ chân trái trước. Khi ném mắt chốt mục tiêu. Giử vững toàn
thân. Hạ thấp người, chồm về phía trước để ném. Lúc này lực sẽ bắt đầu từ chân
bước tới lên tới hông, vai và cánh tay. Không hổ trợ lực từ cổ tay. Tiêu sẽ đi
thẳng không xoay vòng tới đích ném.
Sauk hi đã thành thạo ném gần. Ta
bắt đầu lùi xa đích ném. Kỷ thuật như ném gần, nhưng tiêu sẽ xoay vòng, bạn
phải tìm đúng khoảng cách để tiêu xoay đủ một vòng trước khi đến đích, với một
người bình thường thì khoảng cách đó khoãng 4-5m. Cứ thế lùi xa hơn nửa cho
tiêu xoay 1,5 vòng, 2 vòng.
Nếu tiêu chạm vào đích với mủi quay
xuống. Bạn bước lên 1 hoặc 2 bước. Nếu mủi không chạm đích mà lúc thì quay lên
hoặc quay xuống thì bạn phải kiểm tra cổ tay có thẳng không.
Luyện tập kiên trì lâu ngày bạn sẽ
quen dần khoảng cách và ước lượng vòng xoay của tiêu đến đích.
Chọn đích ném:
Đích ném
khá đơn giản, bạn có thể chọn thân cây, vách gổ, nhà hoang, bất cứ thứ gì cho
mủi tiêu cắm vào. Nhưng theo mình nên làm 1 bia gổ có vòng tròn đồng tâm, bọc
vải hạn chế âm thanh, đặt nơi vắng vẽ là tốt nhất.
An toàn:
Tiêu tuy
nhỏ nhưng nguy hiểm. Điều đầu tiên bạn vấp phải chính là sự phản đối của phụ
huynh. Đó là tất yếu để nghĩ đến các nguyên tắc an toàn. Không nên tập nơi có
người đứng gần đó. Không ném vào đồ đạc công cộng hay cá nhân. Không dùng nó
như trò bạo lực. Không dùng để đùa giởn. Không để trong tầm tay trẽ em.
Phi tiêu:
Nguyên tắc
thì phi tiêu dài từ 12 đến 18 cm là thích hợp nhất. Nhon một đầu hoặc 2 đầu,
phần nhọn 2,5cm từ mủi. Theo mình nên làm bằng inoc không ghỉ, tròn, mài dẹt
một đầu, ngắn khoảng 1 gang tay là thích hợp nhất. Bởi khi bạn tập, nó không
gây ra các vướng viếu, bất cẩn gây mất an toàn cho mình. Bất cứ 1 vật liệu nào
tròn dài đều có thể làm phi tiêu để ném. Quan trọng nhất là kỷ thuật, cách dùng
lực.
Một vài mẩu
tiêu được sử dụng trong luyện tập và điện ảnh:
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015
CON RÙA SỢ NƯỚC (BÁO NƯỚC)
CON RÙA SỢ NƯỚC (BÁO NƯỚC)
Mình là học sinh trung cấp nghề chuyên sửa chửa lắp ráp máy tính.
Nghề này chỉ là cái cớ để mình được tiếp xúc với điện tử cơ bản. Thời gian mình
học ở nhà trọ là biết bao vấn đề ngẹn ngùng xảy ra như ngẹt cầu, nghẹt ống,
nước tràn… Tất cả ai từng ở nhà trọ rẽ tiền chắc sẽ đồng cảm với mình lắm. Mưa
lớn kèm theo nước tràn có lần ra nửa phòng, tội nhất là thùng phụ kiện máy tính
để bán của mình. Lúc đó hư hao cũng không ít, nào usb, loa, đèn máy tính… Thế
là mình làm con rùa sợ nước để báo mình lúc nước tràn đến nó.
Mạch điện này mình vô tình làm được không được tham khảo và chắc
chắn. Nhưng mình dùng đã lâu và có dấu hiệu dở chứng, mình yêu rùa con lắm!
Tham khảo mạch nhé:
Một vài chi tiết về ic 555:
+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555,
NE555, NE7555..)
+ Dòng tiêu thụ : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất tiêu thụ (max) 600mW
+ Tạo xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)
...
Mạch sử ic 555 lắp thành mạch đơn ổn. Tức khi chân trigger âm sẽ cho ra xung dương ở chân số 3 tỉ lệ thuận với tụ mắc chân 6,7 xuống mass và tỉ lệ nghịch với điện trở từ nguồn.
Mình đã cần:
Mạch này cần:
+ Transistor nghịch (c1815,
d882…)
+Điện trở 1M, 330ohm
+Loa hú, đèn… (tùy thích).
Phần báo động (tải) mình có thể sữ dụng đèn led, loa hú mua ở tiệm
xe hoặc loa tự làm mình ở bài trước hoặc củng có thể gắn motor rung cũng được
luôn. Làm bất cứ thứ gì có thể gây chú ý cho bạn khi “nước tràn bờ đê”.
Đầu dò mình dùng 2 đinh vít bắt dài hơn chân rùa, đảm bảo lúc nào cũng tì xuống nền.
Xong rồi mình đặt nó lên sàn để kiểm tra độ nhạy nhé! Chỉnh biến
trở đến khi nào “vừa lòng hả dạ” thôi!
LOA DỞM! LÀM CÒI THAY VÌ VỨT ĐI
LOA DỞM! LÀM CÒI THAY
VÌ VỨT ĐI
Mình thấy tiếc mấy cái loa chất lượng kém hay xuống cấp.
Thay vì mình vứt nó thì cho nó 1 cơ hội để làm việc vậy. Tình cờ mình xem “
Những mạch điện chọn lọc” của kỷ sư Nguyễn Đức Ánh, có hướng dẩn làm mạch điện
đàn organ đơn giản, thế là mình lấy ngay cái mạch dao động đơn đó giúp cái loa
tiếp tục làm việc:
Trong mạch điện có thể thay điện trở tụ 47k để thay đổi tần
số. Nhưng mình thấy tụ 104 kêu to hơn cơ. Còn nếu mình muốn làm đàn organ thì
thêm cái tụ 22uF và thêm điện trở kích
vào chân B C1815, cứ mổi điện trở sẽ cho một tần số, còn tụ điện sẽ tạo hiệu
ứng tắt dần như dây đàn:
Nhìn vào hình mình cần là:
+ Transistor C1815,
A1013 ( 1013 chắc ăn hơn hi).
+ Điện trở 1k, 47k,
10k, 10ohm 1/2W nhé!
+ Filp đồng đục lổ sẳn
(mạch này đơn giản quá hàn thẳng cũng được).
+ Tất nhiên là còn nạn
nhân Loa.
Hoàn thành rồi nhé:
Phần loa mạch này bạn lấy loại 4ohm hay 100ohm cũng được,
nhưng nếu hơn 5V mình nên dùng loa >8ohm, rủi cháy transistor mất. Tận dụng
tối đa luôn!
Với mạch điện này mình sẽ không bỏ đi mấy cái loa tội nghiệp
nữa. Sẽ có rất nhiều mạch cần dùng nó để thông báo, báo động đấy. Tất nhiên đồ
handmake không thể so với còi chuyên dụng. Mà nghĩ lại mình tiết kiệm khá nhiều
đấy!
Bác Hồ dặn ta cần
phải tiết kiệm hi!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)