chay hinh anh

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

NGHỆ THUẬT NÉM PHI TIÊU

NGHỆ THUẬT NÉM PHI TIÊU
Lời nói đầu:  đây là một sản phẩm trí tuệ, một môn nghệ thuật, giúp rèn luyện đạo đức, thể chất, tinh thần, chứ không phải là cách để thể hiện hoặc cho các mục đích phi đạo đức.
Mình rất thích xem phim kiếm hiệp. Các màn đấu vỏ, các động tác, chi tiết đều làm mình thích thú. Nhất là các màn ném tiêu rất điêu luyện. Nghe thì cứ như là kỷ sảo điện ảnh. Thế nhưng nghệ thuật ném tiêu là thật mà còn phát triển trong giới vỏ sỉ đạo.
ninja
Thuật ném phi tiêu của Nhật Bản. Khó có thể nói chính xác thời điểm xuất hiện thuật ném phi tiêu ở Nhật Bản. Thời xa xưa phụ nử Nhật, đã biết cách sử dụng dao ngắn (Kaiken) và trâm cài tóc (Kazashi). Dao và trâm thường có độ dài từ 8-9cm và trong tầm gần, đều có thể dùng để ném ra như phi tiêu. Kích thước nhỏ bé dể cất dấu,  thường tẩm độc, khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm.
Thuật ném tiêu không xa lạ gì với các vỏ sĩ đạo thời trước. Vào triều đại Edo cách đây 160 năm, trong hạt Myyagi có một võ sỉ đạo nổi tiếng với nghệ thuật sử dụng phi tiêu. Ông cất giấu khéo léo, ra tay vô cùng bất ngờ và chính xác.
Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu (shuriken: phi tiêu, jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng mủi dao nhọn dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát triển của đoản kiếm (Tanto) và cuối cùng là sự trở lại của phi tiêu. Có thể đoản kiếm không được ưa chuộng vì nó đắt tiền không tiện để ném. Không mang nhiều như phi tiêu.
Hiện nay chỉ còn khoảng 10 người biêt sử dụng phi tiêu ở Nhật Bản. Trong số đó có ông Isamu Maoda, một cao thủ nhu đạo, đã luyện thuật ném tiêu trong thế chiến thứ 2.
Hiện nay ở Nhật Bản có 3 trường phái sử dụng phi tiêu được biết đến nhiều nhất là: Neghisi-ryu, Shirai-ryu và Chisin-ryu. Trường Neghisi sử dụng tiêu dai 22cm có 6 cạnh bén với chum tua phía sao để ổn định hướng đi.Về hai trường còn lại vẩn chưa có tài liệu ghi đầy đủ.
Căn cứ vào hình dạng chúng ta có khoãng 20 loại tiêu. Nhọn 1 đầu, 2 đầu, dài ngắn khác nhau. Dù mạng hình dáng thế nào tiêu cũng đòi hỏi: nhỏ gọn, dể mang theo, khi ném khó thấy để tránh.
Không còn là huyền thoại mà giờ nó trở nên phổ biến bởi có nhìu người thích thú muốn trải nghiệm cảm giác này:
hoatdongninja

Mười điều cần lưu ý trong thuật ném tiêu:
1.                          Yếu tố thời gian, tâm lý, thể chất, hình dáng, trọng lượng tiêu, hình dạng tiêu và cả mục đích nhắm ảnh hưởng rất lớn trong luyện tập. Một thoáng lo lắng, bất ổn, mủi tiêu không thíc hợp, phản ứng rối loạn cũng làm hỏng cú ném. Đây là lổi mà mình không thể tập được do thể chất và tâm lý không ổn định.
2.                          Có rất nhiều cách ném tiêu nhưng chủ yếu là do tâm sinh ra.
3.                          Bất ngờ luôn là điều kiện để xác định trình độ ném. Hảy tưởng tượng tư thế của bạn như 1 làn sương mù trên mặt đất, dần lan tỏa khắp nơi, bao trùm mỏi cảnh vật.
4.                          Khi ném tinh thần phải như que tre mềm dịu trỉu nặng tuyết. Lúc quá tải nó bật về vị trí đầu, hất tung cụm tuyết. Chậm rải nhưng chắn chắn.
5.                          Lúc tiêu rời khỏi tay như con chim vụt bay, nhẹ nhàng.
6.                          Sức mạnh của tiêu phụ thuộc vào lực cơ hông. Tất cả phải được phối hợp nhịp nhàng từ chân đến cánh tay.
7.                          Một bí quyết để ném nhanh mạnh là ở hơi thở. Hít một hơi sâu, vừa đủ. Đừng cố nén khí làm cơ thể xáo động.
8.                          Giử cho tinh thần luôn vững chải. Nhìn bằng cặp mắt trầm tỉnh, như xuyên thấu, bao la. Đây là lời khuyên của một kiếm sư nổi tiếng: “Khi đứng trước một đối thủ có cái nhìn bình thản như không có bạn trước mặt, như xuyên thấu qua bạn, tốt hơn hết là bạn hảy buông gươm”.
9.                          Nếu lọt vào tình thế đối đầu. Dù có tin vào tài nghệ đến đâu. Cần phải giử khoãng cách. Không để đối thủ đến quá gần, thoát khỏi tầm ném. Trong kỷ thuật ném phi tiêu còn chú trọng đến cặp mắt của đối thủ để phán đoán tình huống xảy ra. Người Nhật goi là Kanime (mắt cua).
10.                      Sự bình thản hảy như mặt hồ phản chiếu ánh trăng. Một hòn đá ném xuống là sao động ánh trăng, nhưng rồi lại ánh trăng lại in bong trên mặt hồ tỉnh lặng. Sự quá bận tâm về động tác làm phản ứng của bạn vụng về.
Kỷ thuật
Luôn giử cổ tay thật thẳng. Quật cổ tay sẽ làm tiêu quay quá đà. Kỷ thuật sẽ phải thay đổi tùy theo khoảng cách đến đích. Khi ném ra phải tính toán đúng số vòng để mủi tiêu đến được đích. Ở gần tiêu sẽ xoay nửa vòng, mủi tiêu ló ra ngoài. Ở xa tiêu sẽ xoay 1 hay nhiều vòng, mủi tiêu cầm hướng vào trong cổ tay.
kythuatcam

tuthenem


Lần đầu tập luyện, nên đứng gần đích ném khoảng vài mét. Cầm mủi tiêu ló ra ngón tay, bỏ chân tới rộng. Nếu thuận tay phải thì bỏ chân trái trước. Khi ném mắt chốt mục tiêu. Giử vững toàn thân. Hạ thấp người, chồm về phía trước để ném. Lúc này lực sẽ bắt đầu từ chân bước tới lên tới hông, vai và cánh tay. Không hổ trợ lực từ cổ tay. Tiêu sẽ đi thẳng không xoay vòng tới đích ném.
Sauk hi đã thành thạo ném gần. Ta bắt đầu lùi xa đích ném. Kỷ thuật như ném gần, nhưng tiêu sẽ xoay vòng, bạn phải tìm đúng khoảng cách để tiêu xoay đủ một vòng trước khi đến đích, với một người bình thường thì khoảng cách đó khoãng 4-5m. Cứ thế lùi xa hơn nửa cho tiêu xoay 1,5 vòng, 2 vòng.
Nếu tiêu chạm vào đích với mủi quay xuống. Bạn bước lên 1 hoặc 2 bước. Nếu mủi không chạm đích mà lúc thì quay lên hoặc quay xuống thì bạn phải kiểm tra cổ tay có thẳng không.
Luyện tập kiên trì lâu ngày bạn sẽ quen dần khoảng cách và ước lượng vòng xoay của tiêu đến đích.
            Chọn đích ném:
            Đích ném khá đơn giản, bạn có thể chọn thân cây, vách gổ, nhà hoang, bất cứ thứ gì cho mủi tiêu cắm vào. Nhưng theo mình nên làm 1 bia gổ có vòng tròn đồng tâm, bọc vải hạn chế âm thanh, đặt nơi vắng vẽ là tốt nhất.
            An toàn:
            Tiêu tuy nhỏ nhưng nguy hiểm. Điều đầu tiên bạn vấp phải chính là sự phản đối của phụ huynh. Đó là tất yếu để nghĩ đến các nguyên tắc an toàn. Không nên tập nơi có người đứng gần đó. Không ném vào đồ đạc công cộng hay cá nhân. Không dùng nó như trò bạo lực. Không dùng để đùa giởn. Không để trong tầm tay trẽ em.
            Phi tiêu:
            Nguyên tắc thì phi tiêu dài từ 12 đến 18 cm là thích hợp nhất. Nhon một đầu hoặc 2 đầu, phần nhọn 2,5cm từ mủi. Theo mình nên làm bằng inoc không ghỉ, tròn, mài dẹt một đầu, ngắn khoảng 1 gang tay là thích hợp nhất. Bởi khi bạn tập, nó không gây ra các vướng viếu, bất cẩn gây mất an toàn cho mình. Bất cứ 1 vật liệu nào tròn dài đều có thể làm phi tiêu để ném. Quan trọng nhất là kỷ thuật, cách dùng lực.
            Một vài mẩu tiêu được sử dụng trong luyện tập và điện ảnh:
tieuthang

tieuthang

tieudep

tieucuaninja




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét