chay hinh anh

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

KINH NGHIỆM VẼ MẠCH IN BẰNG TAY

KINH NGHIỆM VẼ MẠCH IN  BẰNG TAY
Giới thiệu: mình bắt đầu biết tới mạch in từ mạng, mình sẽ giới thiệu nhưng kinh nghiệm để vẽ mạch điện bằng tay chính xác nhất mà mình có thể. Mong là sẽ giúp ích một phần nào đó khi không được tiếp cận với kỷ thuật in mạch cần nhiều kiến thức cũng như điều kiện thực hành, hoặc trong những trường hợp hi hữu khác hii.
Dụng cụ mình cần:
            + Viết dạ
            + Thước nhựa trong
            + Phíp đồng
+ Dao cắt mạch
+ Sắt ăn mòn
+ Khoan tay, mủi khoan 0,8mm
Riêng mình cần thêm:
+ Keo 2 mặt
            + Boad text đục sẳn lổ
+ Tăm tre
+ Cước chùi xoong, loại màu xanh nhám
Thiết kế và mô phỏng đường mạch: đây là công việc chủ động nhất khi làm mạch. Mình sẽ làm mạch hiển thị chử ra màn hình dùng ic AT89C51.
Sau khi có sơ đồ nguyên lý mình dùng giấy kẽ caro để thể hiện mạch in và linh kiện. Cách làm này sẽ đảm bảo linh kiện bố trí trên mạch hợp lý nhất. Đa số các loại linh kiện phổ thông đều có khoảng cách chân gần giống nhau, khoãng 1inch, tương ứng với 1 điểm lổ (khoảng cách lổ). Ví dụ điện trở trong mạch của mình là 3 inch, 4 điểm lổ, 1inch với 2 điểm lổ. Thạch anh 3 điểm lổ. 7805 3 điểm lổ. Biến trở 3 điểm ngang và 3 điểm dọc. Ic 20 điểm ngang và 7 điểm dọc... Khi mô phỏng ic ở mạch dưới cần lật ngửa ic rồi xác định chân. Ví dụ chân 1 và 20 sẽ thành chân 40 và 21. Khi xác định chân như thế mình sẽ giảm được kích thước mạch trở nên gọn gàng nhất. Trước kia mình không biết cứ đo trực tiếp lên phíp. Làm xong hết ham. rồi sao đó là tạo rập bằng giấy rồi dùng kim đâm định vị xuống phíp. Cái này đẹp chút xíu. Tiếp tục làm mình có được bản vẽ thế này:
mach_nguyen_ly

Tiếp theo mình sẽ đánh dấu chân linh kiện lên phíp có khoan sẳn lổ dựa trên hình vị trí lổ đã vẽ:
danh_dau_len_textboard

Đánh dấu xong mình sẽ đến công đoạn vận động ly kỳ hơn. Dùng cái phíp đã đánh dấu đó mình đo lấy kích thước phíp đồng cẩn dùng. Ở đây mình cần dư nhìu để bắt lổ vít. Cắt phíp ra mình chưa cần phải xữ lý bề mặt vội. Dùng keo 2 mặt ép chặt mặt đồng của phíp vào phíp khoan lổ sẳn sau đó khoan lổ đã đánh dấu. Đừng ngại khoan lổ trước thì mực viết dạ sẽ chui vào lổ khoan hay gây khó khăn khi vẽ mạch, mình có cách xử lý sự kiện này hi. Thực tế khi mình dùng cách này sẽ đảm bảo vị trí các linh kiện chính xác theo bản vẽ, vẽ mạch in sẽ dể hơn. Và nhất là khi khoan mạch mà mủi khoan “không còn như ngày hôm qua”, không có dàn khoan hay đơn giản là tay run run. Xong rồi nhé:
khoan_phip_dong

Mạch đã khoan đem xử lý được rồi, hả dạ rồi nhé hii. Lấy cái cạnh gì đó không sắc cà nhẳn các cạnh đồng nhô lên cho nó phẳng xuống cho dể vẽ và đẹp hơn. Riêng mình không muốn giử lại phần đồng quá lớn ở 2 bên nên dùng keo trong 2 mặt dán lên rồi rửa bỏ nó:
bo_bot_dong

rua_bo_dong

Đối với mình công đoạn vẽ mạch rất thú vị. Mỹ thuật năm cuối mình được 9,7 điểm, cao nhất khối đó. Mạch này mình vẽ nửa ngày. Có một lời khuyên đáng giá khi vẽ sai là dùng tăm tre để xóa thay cho các biện pháp cứu chửa khác nhé. Mình cứ ngở tăm tre là “thần vật” trời ban cho nhân lại vậy. Nó tỏ ra quá hửu hiệu khi xóa mực viết dạ, xóa sạch mà không làm hỏng phíp đồng hay nhây ra. Và nhất là khi vẽ mạch cho các linh kiện dán. Ví dụ như điện trở, cứ vẽ một đường mạch, xác định vị trí, tăm tre lết ngang là có cái đường đứt đặt điện trở vào rồi. Đây là modul cảm biến mini của mình dưới sự trợ phù hộ của tăm tre thần thánh:
cam_bien_dung_led

mach_in_cho_ic

Mạch mình vẽ xong rồi đó, giờ đem đi hơ lửa. Làm khô mực cũng là “hành vi” qua trọng không kém. Để sắt không ăn mòn vào tận đồng thì phải hong cho mực thật khô, khô như chết luôn ấy hii. Để hong chất lượng mình bật bếp ga lửa nhỏ, để cách xa cở 1 gang tay. Mình từng hơ cháy 1 lần. Rồi hơ như nướng khô mực ( sao cảm thấy có một niềm trống vắng sao ấy hiii). Mình thường hay đếm từ 1 đến 100 nếu không không kiên nhẩn nổi:
mach_da_ve_xong

Giờ chạy đi rửa thôi. Tèn ten rửa xong rồi mình xử lý cho đẹp troai ra cái. Có một điều sai lầm kinh khủng mình đã mắc phải là quá tin vào acetone. Acetone làm tan mực và chảy vào trong các lổ, ngấm vào phíp. Làm cái phíp trông xấu lắm, khi hàn mực nó còn tràn ra nửa. Còn giấy nhám mịn cũng rất hay nhưng mình ngại nó mài mòn mạch. Sau tất cả mình tin dùng cước chùi xoong màu xanh nhám, em ấy đánh sạch mực, làm mạch sáng trưng mà không làm mòn đồng. Giờ có thể rửa lại bằng acetone rồi. Xong xuôi giờ chỉ việc phủ nhựa thông lỏng lên là đem cất được rồi. Thành phẩm của mình đây:
mach_rua_xong

Đừng quan tâm nhản nhé hiii. Nhựa thông lỏng mình lấy nhựa thông pha với acetone, đơn giản khỏi phải mua sắm. 1 lọ nhỏ dùng cũng lâu lắm.
rap_linh_kien

show_mach_in

Vì những lý do “tuồi trẻ” mình chỉ tốt nghiệp lớp 10. Nếu được làm lại mình sẽ học hết phổ thông, lên đại học để cùng chỉa sẽ nhửng kiến thức to bự hơn. Có gì sai sót trong văn nói hoặc các sai lầm phương pháp đã trình bày  mong các anh chị, tiền bối bỏ qua hoặc chỉ bảo thêm!

2 nhận xét: